[Khóa học C++] Bài 8 - Keywords and naming identifiers

Share:
Trong bất kì một ngôn ngữ lập trình nào, chúng ta đều bắt gặp các keyword (từ khóa) và các ràng buộc trong việc đặt tên biến, hàm, vv.

Trong C++ cũng vậy, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều từ khóa, chính xác là 84 từ khóa (trong C++ 14) như bảng sau:


alignas **
alignof **
and
and_eq
asm
auto
bitand
bitor
bool *
break
case
catch
char
char16_t **
char32_t **
class
compl
const
constexpr **
const_cast *
continue
decltype**
default
delete
do
double
dynamic_cast *
else
enum
explicit *
export *
extern
false *
float
for
friend
goto
if
inline
int
long
mutable *
namespace *
new
noexcept **
not
not_eq
nullptr **
operator
or
or_eq
private
protected
public
register
reinterpret_cast *
return
short
signed
sizeof
static
static_assert **
static_cast *
struct
switch
template
this
thread_local **
throw
true *
try
typedef
typeid *
typename *
union
unsigned
using *
virtual
void
volatile
wchar_t *
while
xor
xor_eq

Chú thích:
* -- Những từ khóa có dấu * được thêm trong C++ 98, một số sách hay tài liệu có thể bỏ sót chúng.
** -- Những từ khóa có dấu ** được thêm trong C++ 11.

Có thể bạn đã bắt gặp một vài từ khóa trên trong các chương trình C++, phần còn lại bạn đừng lo lắng, chúng ta sẽ bắt gặp nó trong các bài sau.


Identifier naming rules


Tên của các biến, function, các object trong C++ được gọi là identifier. Và identifier trong C++ có một số luật như sau:

  • Identifier không được trùng tên với keyword, đây là điều bắt buộc.
  • Identifier chỉ được phép chứa ký tự (cả in hoa và viết thường), số và dấu gạch dưới.
  • Identifier chỉ được phép bắt đầu bằng ký tự hoặc dấu gạch dưới, không được bắt đầu bằng số.
  • C++ phân biệt ký tự viết hoa và viết thường, ví dụ Thanhthanh là 2 biến khác nhau hoàn toàn.
Effectively using functions

Một trong những thách thức lớn nhất của các lập trình viên là làm thế nào để sử dụng function một cách hiểu quả. Và sau đây là một vài hướng dẫn dành cho bạn:
  • Những đoạn code được lặp lại trên một lần mà thực hiện chức năng giống nhau nên được viết thành một function.
  • Những đoạn code phức tạp, giải thuật hay thực hiện chức năng riêng biệt nào đó, nên viết thành function cho dù nó chỉ được gọi một lần. Ví dụ bạn một sort (sắp xếp) một mảng, bạn nên viết một function để sắp xếp mảng với input là mảng chưa được sắp xếp, output là mảng đã sắp xếp.
  • Một function chỉ nên biểu diễn một chức năng riêng biệt.
  • Khi bạn viết một function mà đã quá dài, quá khó để hiểu, khó để bảo trình, bạn nên chia function này thành các function nhỏ hơn (subfunction). Việc này gọi là refactoring (tái cấu trúc).
Trên đây là một vài hướng dẫn để bạn có thể sử dụng function tốt hơn, hiệu quả hơn.

Một vài newbie thường hay gộp việc tính toán và xuất output thành một function, việc này vi phạm quy tắc ở trên. Bạn nên viết function tính toán và trả về giá trị, và sau đó bạn có thể xuất giá trị này ra ở bên ngoài tùy ý, hoặc bạn có thể tạo luôn một function dùng để xuất giá trị ra ngoài.

Kết thúc!




Không có nhận xét nào